Cục an toàn thông tin là một trong những đơn vị được ra mắt và hoạt động trong tháng 10/2014. Qua đó cục an toàn thông tin cũng đã chỉ rõ ra 5 nguy cơ mất an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.
Vì sao ở Việt Nam nguy cơ mất an toàn thông tin lại cao hơn các nước khác? Ở Việt Nam những doanh nghiệp cũng không quá chú trọng đến vấn đề này, họ cũng không tuyển riêng một đội ngũ để bảo mật thông tin, có cũng chỉ là một số công ty chuyên trách là có đội ngũ bảo mật thông tin còn hầu như là không. Nên việc mất thông tin ở Việt Nam là rất dễ hiểu. Dưới đây là một số nguy cơ mà cục an toàn thông tin đã đưa ra để khắc phục.
An toàn thông tin là gì?
Theo tin công nghệ, an toàn thông tin được định nghĩa là bảo vệ các hệ thống và những dịch vụ có khả năng chống lại những tai họa, lỗi và sự tác động không mong đợi, các thay đổi tác động đến độ an toàn của hệ thống là nhỏ nhất.
Qua đó hệ thống cũng có một số đặc điểm cũng không mấy là an toàn do các thông tin dữ liệu trong hệ thống bị người không có quyền truy cập đã tìm cách lấy và sử dụng, như vậy thông tin đã bị rò rỉ ra ngoài dẫn đến những hậu quả khá nghiêm trọng. Hay là những thông tin trong hệ thống bị thay thế hoặc sửa đổi sai lệch đi nội dung.
Thông tin chỉ có giá trị cao khi đảm bảo tính chính xác và kịp thời, hệ thống chỉ có thể cung cấp các thông tin có giá trị thực sự khi các chức năng của hệ thống đảm bảo hoạt động đúng đắn. Mục tiêu an toàn khi phải đưa ra những tiêu chuẩn an toàn và phải ứng dụng các tiêu chuẩn này vào để loại trừ bớt những nguy hiểm đang xâm nhập.
Hiện nay, do kỹ thuật truyền nhận và xử lý thông tin ngày càng phát triển đã đáp ứng được các yêu cầu cao nên hệ thống cũng chỉ đạt được đến mức độ an toàn nào đó. Khi đánh giá độ an toàn thông tin cần phải dựa trên sự phân tích các rủi ro, cần phải tăng sự an toàn bằng cách giảm tối thiểu các rủi ro. Cần kiểm tra chất lượng sao cho hợp lý.
Các biện pháp tấn công hiện nay càng một tinh vi dẫn đến sự đe dọa cao tới độ an toàn thông tin từ nhiều nơi. Vậy nên đều phải phát hiện và khắc phục những thủ đoạn tinh vi này.
Nguy cơ mất an toàn thông tin mà cục an toàn thông tin chỉ ra
Những người sử dụng Internet trong những năm gần đây đang được chạm tay vào một xã hội thông tin ngày càng cao thông qua mạng Internet. Qua đó cũng thấy có rất nhiều lợi ích to lớn từ sự tăng trưởng của Internet.
Tuy nhiên theo congnghe3s, số lượng và phạm vi của các sự cố mạng Internet cũng đã ảnh hưởng đáng kể tới sự tin tưởng của khách hàng về công nghệ. Những sự cố đó không những gây gián đoạn kinh doanh, các chi phí không lường trước được mà còn là mối đe dọa đối với dữ liệu người dùng, tính bảo mật và sự riêng tư. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ của điện thoại di động thông minh và các thiết bị kết nối Internet, những rủi ro này vẫn tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu chững lại.
Trong đó, cổng thông tin và Internet Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển nên không thể tránh khỏi nhiều nguy cơ về an toàn bảo mật. Việc tăng trưởng này kéo người dùng Việt Nam dùng Internet tăng mạnh, kéo theo nhiều rủi ro cho người dùng. Thời điểm hiện tại cũng đang có rất nhiều rủi ro tiềm tàng mới phát triển, tấn công các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin trong một quốc gia.
Vài năm trở lại đây, tình hình an toàn thông tin mạng tại Việt Nam diễn biến phức tạp. Tấn công mạng bắt đầu có ảnh hưởng từ mục tiêu chính trị, đơn cử như sự kiện Biển Đông. Cùng với đó nhiều người sử dụng còn chưa có kiến thức về an toàn thông tin cũng dễ dẫn đến những nguy cơ lớn.
Theo số liệu được ghi ra, vào năm 2016 đã ghi nhận hơn 125.190 cuộc tấn công mạng vào các website tại Việt Nam, bao gồm 10.276 cuộc tấn công Phishing (lừa đảo), 47.135 cuộc tấn công Malware (tấn công bằng cách cài mã độc) và 77.779 cuộc tấn công Deface (tấn công thay đổi giao diện).
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng chỉ rõ 5 nguy cơ mất an toàn thông tin tại Việt Nam, đó là: tấn công mạng trên nền tảng IoT; Phần mềm độc mã hóa dữ liệu tống tiền – Ransomware; Lừa đảo trực tuyến, lây nhiễm phần mềm độc hại trên mạng xã hội; Mất an toàn từ các mối đe dọa sẵn có; Tấn công mạng vào hạ tầng quan trọng của cơ quan nhà nước.
Để giảm thiểu rủi ro, hạn chế tối đa các nguy cơ, thách thức. Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như kiện toàn tổ chức, bộ máy, các hoạt động nhằm tuyên truyền, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy hợp tác cũng đã được triển khai.