Những xu hướng công nghệ sẽ thay đổi thế giới vào năm 2018

867

Nhiều xu hướng công nghệ rầm rộ khi ra đời và sau đó thoái trào lặng lẽ, nhưng cũng rất nhiều xu hướng đã để lại những dấu ấn đột phá có thể làm thay đổi cả thế giới.

Cách đây gần 60 năm, Gordon Moore, đồng sáng lập tập đoàn Intel đã cho ra đời “Định luật Moore” nói rằng, năng lực máy tính qua thời gian sẽ tăng mạnh, trong khi giảm chi phí tương đương với tốc độ rất nhanh. Một bằng chứng là mức chi tiêu toàn cầu vào các dịch vụ kỹ thuật số được dự đoán sẽ lên tới 3.400 tỷ USD đến năm 2020. Sau đây là 8 xu hướng công nghệ nổi bật.

xu hướng công nghệ

Xu hướng công nghệ sẽ thay đổi thế giới

Xu hướng dữ liệu hóa cuộc sống của con người

Theo tin sự kiện, từ việc chat/gọi với bạn bè qua một ứng dụng tin nhắn, mua sắm trên các nền tảng ứng dụng, cho đến đăng hình ảnh/bài trên mạng xã hội hay tải nhạc, gần như mọi thứ chúng ta làm để lại những “dấu vết” dữ liệu. Việc ngày càng dữ liệu hóa cuộc sống của chúng ta đã dẫn đến cuộc bùng nổ dữ liệu chưa từng có.

Chỉ trong trung bình 1 phút, Facebook ghi nhận 900.000 lượt đăng nhập, hơn 450.000 dòng Tweet được đăng tải, 156 triệu email và 15 triệu tin nhắn được gửi đi. Với những con số “khủng” này, không có gì ngạc nhiên khi cứ mỗi 2 năm, chúng ta đã và đang tăng gấp đôi số lượng dữ liệu được tạo ra trên thế giới.

Lượng dữ liệu ngày càng tăng

Từ trò chuyện với bạn bè trong ứng dụng nhắn tin, hay mua cà phê, quẹt thẻ, đến nghe nhạc trực tuyến, ngày nay hầu như mọi thứ chúng ta đang sử dụng đều để lại vết dữ liệu. Và lượng dữ liệu ngày càng tăng lên này đã dẫn đến một cuộc bùng nổ dữ liệu chưa từng có.

Trung bình chỉ trong một phút, Facebook nhận 900.000 lượt đăng nhập, hơn 450.000 tin Tweet được đăng tải, 156 triệu email và 15 triệu văn bản được gửi đi. Với những con số như vậy, không có gì ngạc nhiên khi cứ hai năm một lần chúng ta lại tăng gấp đôi lượng dữ liệu được tạo ra trên thế giới.

Thời đại Internet of Things (IoT) chỉ mới bắt đầu

IoT – chỉ mạng lưới các thiết bị thông minh được kết nối Internet như điện thoại thông minh và đồng hồ thông minh – là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cuộc bùng nổ dữ liệu. Đó là bởi vì tất cả các thiết bị thông minh đang không ngừng thu thập dữ liệu, kết nối với các thiết bị khác và chia sẻ những dữ liệu đó.

Hiện nay, rất nhiều thứ “thông minh”. Chẳng hạn, xe hơi, đến năm 2020 sẽ có tới 250 triệu chiếc xe được kết nối Internet. Trong nhà, có những thiết bị thông minh như tivi, máy giặt… Và dĩ nhiên, nhiều người trong số chúng ta sở hữu những trợ lý cá nhân được kích hoạt bằng giọng nói như Alexa.

Rõ ràng đã có rất nhiều thiết bị thông minh, nhưng thời đại IoT chỉ mới bắt đầu. IHS đã dự đoán sẽ có 75 tỷ thiết bị được kết nối đến năm 2020; còn theo báo cáo của BI Intelligence, gần 6.000 tỷ USD sẽ được chi vào các giải pháp IoT chỉ tính riêng trong 5 năm tới.

Sự gia tăng đáng kinh ngạc của trí tuệ nhân tạo (AI)

Máy tính giờ đây có thể làm nhiều thứ tương tự con người, và sự nhảy vọt của trí tuệ nhân tạo (AI) này chính là nhờ vào gia tăng dữ liệu và công suất tính toán.

Sự bùng nổ dữ liệu quá lớn đã khiến AI gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây. Dữ liệu càng nhiều, hệ thống AI học càng nhanh, và càng chính xác hơn.

Bước tiến lớn trong AI có nghĩa là máy tính giờ đây có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ của con người hơn.

Thực tế, AI giúp máy tính nhìn thấy (ví dụ như phần mềm nhận dạng khuôn mặt), đọc (ví dụ như phân tích các thông điệp truyền thông xã hội), lắng nghe (ví dụ như Alexa ở bên để trả lời mọi mệnh lệnh của bạn), nói (ví dụ như Alexa có thể nói với bạn) và đánh giá cảm xúc của chúng ta (ví dụ như phần mềm đo tình cảm).

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của máy tính lượng tử

Theo congnghe3s, cuộc bùng nổ dữ liệu, sự xuất hiện của hàng tỷ thiết bị IoT sẽ không thể xảy ra nếu không có những bước tiến vượt bậc về năng lực máy tính. Giai đoạn 1975-2015, cứ mỗi 2 năm năng lực máy tính lại tăng gấp đôi.

Dù năng lực của máy tính truyền thống đã đạt tới mức giới hạn, nhưng rất may là chúng ta đã có máy tính lượng tử. Máy tính lượng tử có lẽ là cuộc chuyển mình quan trọng nhất của năng lực máy tính từ trước đến nay khi đạt được tốc độ xử lý nhanh hơn hàng triệu lần so với tốc độ hiện tại. Những nhà lãnh đạo công nghệ đang trong cuộc đua cho ra mắt máy tính lượng tử được thương mại hóa đầu tiên, có khả năng xử lý các vấn đề mà máy tính ngày nay không thể làm được.

Xem thêm: Cách tra số điện thoại cố định của các tỉnh thành Việt Nam